
Tổng quan về tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn nằm ở vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam, có diện tích tự nhiên khoảng 4.860 km². Đây là tỉnh miền núi với địa hình chủ yếu là đồi núi cao, rừng chiếm tỷ lệ lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái.
Về vị trí địa lý, Bắc Kạn giáp:
- Phía Bắc giáp t ỉnh Cao Bằng .
- Phía Đông giáp t ỉnh Lạng Sơn .
- Phía Nam giáp t ỉnh Thái Nguyên .
- Phía Tây giáp t ỉnh Tuyên Quang .
Các điểm cực của tỉnh gồm:
- Cực Bắc : Thuộc xã Cốc Đán , huyện Ngân Sơn .
- Cực Nam : Thuộc xã Yên Hân , huyện Chợ Mới .
- Cực Đông : Thuộc xã Kim Hỷ , huyện Na Rì .
- Cực Tây : Thuộc xã Bằng Lãng , huyện Chợ Đồn .
Tính đến năm 2019, Bắc Kạn có dân số khoảng 313.905 người, với mật độ dân số khoảng 65 người/km². Tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất, bên cạnh các dân tộc khác như Nùng, Dao, H’Mông, Kinh, Hoa và Sán Chay.
Địa hình của Bắc Kạn chủ yếu là núi cao, xen lẫn thung lũng và sông suối, tạo nên cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch sinh thái. Bắc Kạn nổi tiếng với Vườn Quốc gia Ba Bể và hồ Ba Bể – một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹp nhất Việt Nam, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Về kinh tế, Bắc Kạn chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp, trong đó có các sản phẩm đặc sản như gạo nếp, miến dong, chè Shan tuyết, quế, măng khô... Những năm gần đây, tỉnh chú trọng phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác tiềm năng kinh tế rừng bền vững. Ngoài ra, Bắc Kạn còn có tiềm năng khoáng sản với một số loại như chì, kẽm, mangan.
Về văn hóa, Bắc Kạn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, H’Mông... với bản sắc văn hóa phong phú, truyền thống lâu đời. Các lễ hội, phong tục, làn điệu dân ca như Then, Slư, lượn... được gìn giữ và phát huy.
Với những lợi thế về thiên nhiên, văn hóa và con người, Bắc Kạn đang nỗ lực xây dựng hình ảnh một điểm đến hấp dẫn và phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.
Từ ngày 1/7/2025, tỉnh Bắc Kạn được sáp nhập vào tỉnh Thái Nguyên. Sau sáp nhập, đơn vị hành chính mới giữ nguyên tên gọi là tỉnh Thái Nguyên .


Đơn vị hành chính cấp huyện
Tính đến năm 2025, tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện. Cụ thể như sau:
- 01 thành phố: Bắc Kạn
- 07 huyện : Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới ,Na Rì ,Ngân Sơn, Pác Nặm.

Đơn vị hành chính cấp xã
1. Thành phố Bắc Kạn (6 phường và 2 xã)
- Phường : Đức Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu, Huyền Tụng, Xuất Hóa.
- Xã : Dương Quang, Nông Thượng.




2. Huyện Ba Bể : Nổi tiếng với hồ Ba Bể, gồm 1 thị trấn và 14 xã
- Thị trấn : Chợ Rã
- Xã : Bành Trạch, Phúc Lộc, Hà Hiệu, Cao Thượng, Khang Ninh, Nam Mẫu, Thượng Giáo, Địa Linh, Yến Dương, Chu Hương, Quảng Khê, Mỹ Phương, Hoàng Trĩ, Đồng Phúc.




3. Huyện Bạch Thông (1 thị trấn và 13 xã)
- Thị trấn : Phủ Thông
- Xã : Cẩm Giàng, Cao Sơn, Đôn Phong, Dương Phong, Lục Bình, Mỹ Thanh, Nguyên Phúc, Quân Hà, Quang Thuận, Sỹ Bình, Tân Tú, Vi Hương, Vũ Muộn.




4. Huyện Chợ Đồn : Là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh, gồm 1 thị trấn và 19 xã.
- Thị trấn : Bằng Lũng
- Xã : Xuân Lạc, Nam Cường, Đồng Lạc, Tân Lập, Bản Thi, Quảng Bạch, Bằng Phúc, Yên Thịnh, Yên Thượng, Phương Viên, Ngọc Phái, Đồng Thắng, Lương Bằng, Bằng Lãng, Đại Sảo, Nghĩa Tá, Yên Mỹ, Bình Trung, Yên Phong.




5. Huyện Chợ Mới (1 thị trấn và 13 xã)
- Thị trấn : Đồng Tâm
- Xã : Tân Sơn, Thanh Vận, Mai Lạp, Hòa Mục, Thanh Mai, Cao Kỳ, Nông Hạ, Yên Cư, Thanh Thịnh, Yên Hân, Như Cố, Bình Văn, Quảng Chu.





6. Huyện Na Rì (1 thị trấn và 16 xã)
- Thị trấn : Yến Lạc
- Xã : Ân Tình, Cường Lợi, Cư Lễ, Côn Minh, Dương Sơn, Kim Hỷ, Kim Lư, Liêm Thủy, Lương Thượng, Quang Phong, Sơn Thành, Trần Phú, Văn Minh, Văn Lang, Văn Vũ, Xuân Dương.




7. Huyện Ngân Sơn (2 thị trấn và 8 xã)
- Thị trấn : Nà Phặc, Vân Tùng
- Xã : Thượng Ân, Bằng Vân, Cốc Đán, Trung Hòa, Đức Vân, Thượng Quan, Hiệp Lực, Thuần Mang.




8. Huyện Pác Nặm (10 xã)
- Xã : Bằng Thành, Nhạn Môn, Bộc Bố, Công Bằng, Giáo Hiệu, Xuân La, An Thắng, Cổ Linh, Nghiên Loan, Cao Tân.




Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn (2021–2030, tầm nhìn đến 2050)
Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 03/11/2023.
Mục tiêu của quy hoạch là đưa Bắc Kạn trở thành tỉnh phát triển trung bình khá trong vùng Đông Bắc, với nền kinh tế năng động, hài hòa giữa đô thị và nông thôn, đồng thời bảo tồn sinh thái và văn hóa. Không gian phát triển được định hướng cân bằng giữa các khu kinh tế và khu bảo tồn. Về phát triển đô thị, tỉnh đặt mục tiêu nâng cấp thành phố Bắc Kạn lên đô thị loại II vào năm 2030 và phát triển các thị trấn trung tâm huyện như Đồng Tâm, Phủ Thông, Nà Phặc, Vân Tùng.
Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, với tiềm năng lớn từ điện gió, sinh khối và thủy điện. Về công nghiệp, tỉnh tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp và đầu tư vào hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục. Đồng thời, công tác bảo vệ môi trường, phát triển rừng và du lịch sinh thái cũng được chú trọng, nhằm đảm bảo phát triển bền vững và thu hút đầu tư hiệu quả trong tương lai.