
Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp trực tiếp với Thủ đô Hà Nội và thuộc khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với vị trí địa lý chiến lược, tỉnh giữ vai trò cửa ngõ phía Tây Bắc của Hà Nội, kết nối vùng trung du miền núi phía Bắc với các đô thị phát triển của đồng bằng. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội. Các định hướng không gian, hạ tầng và dự án trọng điểm được thể hiện rõ trong bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc chi tiết
Vị trí địa lý
- Phía Đông và Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quan
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ
Diện tích và dân số
- Tổng diện tích tự nhiên: Khoảng 1.236 km²
- Dân số (ước tính năm 2025): Khoảng 1.211.300 người
- Mật độ dân số: Gần 980 người/km², phản ánh mức độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh.
Đặc điểm địa hình và khí hậu
Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, bao gồm khu vực đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Nổi bật là dãy núi Tam Đảo – không chỉ là lá phổi xanh của tỉnh mà còn là khu du lịch sinh thái nổi tiếng. Khí hậu Vĩnh Phúc thuộc loại nhiệt đới gió mùa, bốn mùa rõ rệt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch.
Kinh tế - Xã hội
Trong những năm qua, Vĩnh Phúc ghi nhận sự phát triển kinh tế ấn tượng, đặc biệt ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh là một trong những địa phương có tỷ lệ thu hút vốn FDI cao ở miền Bắc, với sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Toyota, Honda, Piaggio.... Các khu công nghiệp trọng điểm như Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện đang đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh.
Ngoài công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái cũng là những lĩnh vực tỉnh chú trọng phát triển. Khu danh thắng Tam Đảo, Tây Thiên, các di tích lịch sử - văn hóa và làng nghề truyền thống góp phần đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.

Đơn vị hành chính cấp huyện
Tính đến thời điểm trước khi triển khai việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc có cơ cấu hành chính ổn định và hoàn chỉnh.
Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện, cụ thể:
2 thành phố trực thuộc tỉnh: Vĩnh Yên, Phúc Yên
7 huyện: Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lỗ, Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Kể từ ngày 1/7/2025, tỉnh Vĩnh Phúc được sáp nhập cùng tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ, hình thành một đơn vị hành chính mới. Thông tin chi tiết về địa giới và phân khu chức năng có thể tra cứu trong bản đồ Phú Thọ mới nhất.


Đơn vị hành chính cấp xã
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng cộng 121 đơn vị hành chính cấp xã, được phân bổ như sau:
- 15 phường – tập trung tại các đô thị trung tâm, gồm thành phố Vĩnh Yên và thành phố Phúc Yên.
- 18 thị trấn – là trung tâm hành chính của các huyện.
- 88 xã – phân bố rộng khắp trên địa bàn các huyện nông thôn.
Dưới đây là danh sách cụ thể các đơn vị hành chính cấp xã, phường của tỉnh Vĩnh Phúc trước thời điểm sáp nhập vào tỉnh Phú Thọ.
1. Thành phố Vĩnh Yên
- 8 phường: Ngô Quyền, Đồng Tâm, Đống Đa, Liên Bảo, Khai Quang, Hội Hợp, Tích Sơn, Thanh Trù.
- 1 xã: Định Trung.





2. Thành phố Phúc Yên
- 7 phường: Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Tiền Châu, Nam Viêm, Xuân Hòa.
- 2 xã: Cao Minh, Ngọc Thanh.




3. Huyện Bình Xuyên
- 2 thị trấn: Hương Canh, Thanh Lãng.
- 11 xã: Tam Hợp, Quất Lưu, Gia Khánh, Thiện Kế, Hương Sơn, Phú Xuân, Trung Mỹ, Tân Phong, Đạo Đức, Bá Hiến, Sơn Lôi.




4. Huyện Tam Dương
- 1 thị trấn: Hợp Hòa.
- 11 xã: Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh, Kim Long, Hướng Đạo, An Hòa, Thanh Vân, Đạo Tú, Vân Hội, Tam Quan.




5. Huyện Tam Đảo
- 3 thị trấn: Tam Đảo, Hợp Châu, Đại Đình.
- 6 xã: Minh Quang, Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Hồ Sơn, Tam Quan.




6. Huyện Lập Thạch
- 2 thị trấn: Lập Thạch, Hoa Sơn.
- 18 xã: Xuân Lôi, Ngọc Mỹ, Bán Giản, Tử Du, Liễn Hòa, Đình Chu, Thái Hòa, Triệu Đề, Quang Sơn, Đồng Ích, Văn Quán, Hợp Lý, Vân Trục, Liễn Sơn, Đông Ích, Tiên Lự, Thượng Lộc, Định Chu.





7. Huyện Sông Lô
- 1 thị trấn: Tam Sơn.
- 16 xã: Nhân Đạo, Quang Yên, Đôn Nhân, Phương Khoan, Đồng Quế, Lãng Công, Đồng Thịnh, Yên Thạch, Đức Bác, Tứ Yên, Tân Lập, Nhạo Sơn, Phú Đa, Bách Lưu, Cao Phong, Tân Lợi.





8. Huyện Yên Lạc
- 1 thị trấn: Yên Lạc.
- 16 xã: Trung Nguyên, Yên Phương, Bình Định, Trung Kiên, Hồng Phương, Liên Châu, Đại Tự, Đồng Cương, Tề Lỗ, Văn Tiến, Tam Hồng, Nguyệt Đức, Yên Đồng, Hồng Châu, Đồng Văn, Phú Đa.





9. Huyện Vĩnh Tường
- 3 thị trấn: Vĩnh Tường, Thổ Tang, Tứ Trưng.
- 27 xã: Lũng Hòa, Yên Bình, Vĩnh Thịnh, Phú Đa, Cao Đại, Vĩnh Sơn, Tuân Chính, Thượng Trưng, Vĩnh Ninh, Bồ Sao, Đại Đồng, Kim Xá, Tân Tiến, Vĩnh Tân, Lý Nhân, Yên Lập, Việt Xuân, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xuân, Văn Xuân, Lương Điền, Tam Phúc, An Tường, Vũ Di, Nghĩa Hưng, Chấn Hưng, Thạch Đông.




